Hướng dẫn cách kiểm tra và vệ sinh ghế chi tiết, đúng chuẩn nhất
Cũng như các thiết bị khác, ghế sau một thời gian sử dụng sẽ không tránh khỏi bụi bẩn và vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh thường xuyên thì các bụi bẩn và vi khuẩn đó sẽ tích tụ lâu ngày gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng. Vậy bạn đã biết cách kiểm tra và vệ sinh ghế đúng cách chưa? Hãy cùng Hanoinew tìm hiểu ngay nhé.
1. Tại sao cần thường xuyên vệ sinh ghế công thái học
Ghế công thái học ngày nay đã càng trở nên phổ biến bởi độ tiện lợi cũng như cảm giác thoải mái khi sử dụng. Để giữ cho ghế luôn được sạch đẹp và bền bỉ thì bạn cần vệ sinh ghế một cách thường xuyên. Dưới đây, Hanoinew sẽ nêu ra những lý do tại sao bạn nên vệ sinh ghế công thái học một cách thường xuyên:
- Loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây kích ứng da: Thời gian làm việc trung bình của mỗi người là 8 tiếng, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải tiếp xúc với những chiếc ghế trong suốt khoảng thời gian đó. Trong quá trình sử dụng, ta sẽ không thể nào tránh khỏi những bụi bẩn và vi khuẩn bám vào ghế. Nếu để các bụi bẩn này lâu ngày sẽ tích tụ thành những vết bẩn cứng đầu và khó có thể làm sạch. Ngoài ra, các vết bẩn lâu ngày sẽ gây nên nấm mốc và vi khuẩn, gây kích ứng cho những người có làn da nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất làm việc. Vì vậy, việc vệ sinh ghế công thái học thường xuyên là vô cùng cần thiết.
- Tạo sự thoải mái khi sử dụng, tăng hiệu quả làm việc: Những nấm mốc và bụi bẩn tích tụ trên ghế lâu ngày nếu không được làm sạch sẽ rất dễ gây nên mùi khó chịu, khiến không gian làm việc trở nên ngột ngạt và bí bách. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc vì nó gây cho người dùng cảm giác khó chịu và khó có thể tập trung cho công việc.
Việc kiểm tra và vệ sinh ghế công thái học thường xuyên là giải pháp khắc phục triệt để vấn đề này. Điều này không những loại bỏ các nấm mốc gây mùi khó chịu mà còn khiến không gian làm việc được sạch sẽ và thoáng mát hơn. Việc sử dụng một chiếc ghế thơm tho và sạch sẽ sẽ khiến cho người sử dụng có được cảm giác thoải mái nhất, tăng hiệu quả làm việc.
- Tăng tính mỹ quan cho không gian đặt ghế: Môi trường làm việc sạch đẹp và chuyên nghiệp sẽ có những tác động tích cực đến tâm lý và năng suất lao động của mọi người. Chẳng ai muốn làm việc trong một môi trường chứa đầy bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc cả. Vì vậy việc kiểm tra và vệ sinh ghế công thái học thường xuyên không những tăng tính thẩm mỹ cho văn phòng mà còn kích thích tinh thần làm việc hiệu quả cho mọi người.
Một chiếc ghế sạch sẽ tính tính thẩm mỹ cho không gian của bạn
2. Cách vệ sinh ghế công thái học đúng cách
Trên thị trường ghế công thái học hiện nay, ta có thể dễ dàng thấy rằng hầu hết mọi loại ghế đều được chế tạo dạng lưới để đảm bảo sự thoáng mát trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, mặt lưới của ghế còn có các ưu điểm như chịu lực tốt và dễ dàng vệ sinh hơn các loại vật liệu khác. Để có thể vệ sinh ghế công thái học đúng cách, bạn thực hiện các bước dưới đây.
2.1 Vệ sinh mặt lưới của ghế
Cách 1: Sử dụng dung dịch tẩy rửa. Ưu điểm lớn nhất của cách vệ sinh này là bạn sẽ không mất quá nhiều chi phí để vệ sinh. Nhưng cách vệ sinh ghế này có nhược điểm là khá mất thời gian. Bạn thực hiện các bước sau để vệ sinh ghế bằng dung dịch tẩy rửa:
- Bước 1: Đối với những ghế sử dụng vải lưới cường lực thì đầu tiên bạn cần sử dụng bàn chải lông mềm để chải cho lớp bụi bẩn trên bề mặt ghế bong ra. Sau đó, bạn tiến hành hút hết các bụi bẩn đó với máy hút bụi.
- Bước 2: Dùng khăn ẩm và nước tẩy rửa chuyên dụng để lau hết các vết bẩn cứng đầu còn sót lại trên ghế.
- Bước 3: Bạn có thể để ghế khô tự nhiên dưới gió của quạt hoặc lau khô với khăn khô mềm.
Vệ sinh ghế công thái học bằng khăn mềm và nước tẩy rửa chuyên dụng
Cách 2: Sử dụng máy hút bụi. Việc sử dụng cách vệ sinh ghế này sẽ giúp ghế không phải tiếp xúc nhiều với hóa chất tẩy rửa. Nhược điểm của cách vệ sinh này là không thể làm sạch được các vết bẩn cứng đầu trên ghế.
- Bước 1: Sử dụng máy hút bụi mini hoặc các loại máy hút bụi có đầu hút chuyên dụng để hút hết bụi bẩn trên ghế.
- Bước 2: Bật mức hút nhỏ nhất, bạn cũng có thể tăng mức hút lên tùy vào chất liệu lưới của ghế công thái học.
Cách 3: Sử dụng bình xịt khử mùi chuyên dụng. Ưu điểm của việc sử dụng bình xịt y là có thể khử được mùi hôi do mồ hôi tiết ra trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, trong thành phần của chất khử mùi cũng có các chất tẩy rửa nhẹ nhàng nên giúp ghế diệt khuẩn tránh nấm mốc. Tuy nhiên, giá thành của các loại bình xịt này trên thị trường khá cao.
- Bước 1: Lau qua ghế với khăn khô mềm
- Bước 2: Xịt bình xịt khử mùi chuyên dụng lên toàn bộ bề mặt ghế và để ghế khô tự nhiên.
2.2 Vệ sinh các bộ phận khác của ghế
Ngoài bề mặt ghế thì bạn cũng cần lưu ý vệ sinh các bộ phận khác của ghế. Mỗi bộ phận lại có một phương pháp vệ sinh khác nhau:
- Tay ghế: Vì tây ghế thường được làm từ chất liệu da PU, vì vậy để vệ sinh tay ghế bạn cần lau qua một lần với khăn ẩm. Sau đó lau lại với khăn khô mềm để lau hết vết nước còn sót lại. Đối với tay ghế, bạn không nên sử dụng dung dịch tẩy rửa để vệ sinh vì rất dễ làm bong tróc lớp da.
- Chân ghế: Để vệ sinh chân ghế, bạn làm như các bước vệ sinh tay ghế phía trên. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng thêm các chất tẩy rửa để có thể nang cao hiệu quả làm sạch.
- Khung ghế: Vì các khung ghế thường có chất liệu là nhựa nên việc vệ sinh cũng sẽ dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần lấy một chiếc chổi nhỏ sau đó quét qua toàn bộ phần khung ghế để loại bỏ bụi bẩn là được.
- Bộ máy: Đây là phần khó vệ sinh nhất trên ghế công thái học. Bạn tuyệt đối không được sử dụng nước hoặc khăn ẩm để vệ sinh bộ phận này vì sẽ gây hại cho máy móc bên trong. Để vệ sinh máy ghế, bạn dùng khăn khô lau sạch bề mặt của máy, hoặc có thể dùng các bộ vệ sinh máy tính chuyên dụng để có thể vệ sinh nhanh chóng hơn.
Mỗi bộ phận của ghế cần có những phương pháp vệ sinh khác nhau
3. Cách bảo quản ghế công thái học đúng chuẩn
Để có thể đảm bảo ghế có tuổi thọ dài cũng như tránh các hỏng hóc không đáng có thì bạn cũng cần chú tâm đến việc bảo quản ghế đúng cách. Dưới đây là những cách bảo quản ghế công thái học đúng chuẩn mà Hanoinew muốn cung cấp cho bạn:
- Làm sạch ghế định kỳ: bạn cần vệ sinh ghế tối thiểu 2 tuần 1 lần để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn có trên ghế. Vì ghế chủ yếu được sử dụng chất liệu lưới nên bạn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các lớp bụi bám trong sợi lưới để ghế trông luôn như mới.
- Không dùng các chất tẩy rửa quá mạnh: Việc sử dụng các chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến cho lớp da ghế nhanh chóng bị bong tróc, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của sản phẩm.
- Tránh để ghế va chạm mạnh: Vì ghế công thái học có chứa khá nhiều linh kiện cũng như máy móc bên trong nên bạn cần hạn chế tối đa tình trạng va đập ghế quá mạnh và liên tục. Việc sử dụng ghế một cách nhẹ nhàng sẽ khiến các linh kiện kéo dài được tuổi thọ đáng kể.
- Không để ghế tiếp xúc với vật nhọn: Ghế công thái học có những bộ phận được làm bằng chất liệu da PU. Vì vậy bạn cần tránh để ghế tiếp xúc những những vật sắc nhọn để tránh làm rách ghế.
Thông qua bài viết trên Hanoinew đã cung cấp các bước kiểm tra và vệ sinh ghế công thái học đúng chuẩn. Hy vọng bạn có thể áp dụng thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, liên hệ ngay với Hanoinew để có câu trả lời nhanh chóng nhất.